Chuyển đến nội dung chính

Tại sao phải Tốt hơn - Tốt hơn có khó không và bằng cách nào?

 

1. Tại sao phải Tốt hơn?

- Trong cuộc sống, Bạn luôn cần phải có mục tiêu, đích đến cụ thể để đến. Bởi vì: “Nếu bạn không có mục tiêu cụ thể mình đi đâu thì sớm muộn Bạn cũng sẽ đến nơi mà Bạn không muốn đến”

- Tốt hơn là yêu cầu để Bạn tạo ra nhiều giá trị hơn cho công việc của bản thân, cho tổ chức và từ đó thu nhập, vị trí, vai trò… của Bạn trong tổ chức cũng sẽ Tốt hơn

- Tốt hơn tạo ra động lực làm việc tích cực, năng lượng làm việc hiệu quả và niềm vui, sự sáng tạo trong công việc
2. Tốt hơn có khó không? → Tốt hơn không khó, vì:
- Bạn chỉ cần bỏ ra 10-15 phút để tự đánh giá lại kết quả của bạn theo từng chu kỳ Tốt hơn (Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu Tốt hơn Mỗi ngày thì chu kỳ là 1 ngày, Bạn đặt mục tiêu là Tốt hơn Mỗi đợt On Job - Đối với nhân sự Tuyển dụng thì chu kỳ là 3 ngày, Bạn đặt mục tiêu là Tốt hơn Mỗi tuần thì chu kỳ là 1 tuần…). Và hãy tự trả lời 3 câu hỏi (Ví dụ với chu kỳ là Tốt hơn Mỗi ngày):

-> Tôi làm điều gì “Tốt hơn Mỗi ngày” trong ngày hôm nay? 

-> Tôi làm chưa “Tốt hơn Mỗi ngày” điều gì trong ngày hôm nay? -> Điều gì cản trở Tôi “Tốt hơn Mỗi ngày”?

- Hãy tự tìm giải pháp Tốt hơn thông qua việc trả lời 3 câu hỏi trên, và tự đặt ra câu hỏi để giúp bản thân Tốt hơn; Bạn sẽ tìm được câu trả lời bằng cách:

→ Hỏi Google

→ “Sao chép” người làm Tốt, giải pháp cực hiệu quả với Sale và MKT

→ Hỏi Bạn bè, Đồng nghiệp

→ Hỏi Quản lý trực tiếp

- Bạn cảm nhận mình chưa Tốt hơn trong chu kỳ đầu, hoặc 1 vài ngày đầu tiên, hay cảm thấy áp lực; hoặc Tốt hơn nhưng chưa cụ thể sau các hành động của mình, thì cũng đừng quá lo lắng, vì điều mà Bạn đã Tốt hơn chính là vượt qua sự “trì hoãn” của chính bản thân mình để Tốt hơn và hãy “kiên trì” cho đến khi có kết quả, Bạn sẽ thấy thực sự bất ngờ về kết quả của mình chỉ sau 2-3 chu kỳ đầu tiên

- Hãy “tin tưởng” vào việc Tốt hơn của mình vì tất cả mọi thành viên của GoEdu “cam kết” sẽ giúp Bạn thực sự Tốt hơn, thay vì làm 1 mình, Bạn sẽ có sự hỗ trợ của cả GoEdu
3. Tốt hơn bằng cách nào?
- Hãy đặt các Mục tiêu cụ thể, thách thức cho công việc của mình; Mục tiêu càng cụ thể thì khả năng hoàn thành càng cao; Mục tiêu càng thách thức thì Kết quả nhận được càng lớn

- Hãy chia sẻ Mục tiêu của mình cho quản lý trực tiếp, mentor của Bạn, hoặc đội nhóm cùng Tốt hơn của Bạn, để có người đồng hành cùng mình trong hành trình Tốt hơn

- Hãy chọn cho mình 1 chu kỳ Tốt hơn cụ thể để có mốc đánh giá cụ thể ví dụ: Tốt hơn Mỗi ngày, Tốt hơn Mỗi đợt On Job, Tốt hơn Mỗi tuần… và chu kỳ ≤ 1 tuần, không dài hơn

- Hãy thực sự “chủ động”, “cam kết” và “kiên trì - không bỏ cuộc” cho đến khi đạt được mục tiêu là Tốt hơn sau mỗi chu kỳ mình đặt ra, vì khi đó Bạn sẽ thực sự sở hữu công thức, tư duy “Tốt hơn Mỗi ngày”

- Hãy chia sẻ các “khó khăn - cản trở” khiến bản thân không thể Tốt hơn, để đội nhóm, quản lý của Bạn có thể giúp đỡ Bạn vượt qua và tiếp tục trên hành trình Tốt hơn của bản thân mình

- Hãy gạt bỏ nỗi sợ hãi, các suy nghĩ tiêu cực ngăn cản mình Tốt hơn bằng cách luôn tin vào bản thân và suy nghĩ một cách tích cực cho mọi việc + Lan tỏa niềm tin và suy nghĩ tích cực này cho tất cả mọi người

⇒ Chúc các Bạn thành công và cảm nhận được niềm vui, động lực để Tốt hơn và gặt hái những Kết quả khi chinh phục được các Mục tiêu của mình và Hãy lan tỏa điều này cho những người xung quanh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Recap] Sách "Người giỏi không phải là người làm tất cả " Donna Genett

  Dành cho tất cả mọi người đang đi làm: từ CTV, nhân viên, chuyên viên, quản lý cấp trung, sếp.. giúp giải quyết núi công viêc, dành được thời gian để làm việc quan trọng, cân bằng công việc - cuộc sống - gia đình - sức khỏe. Với người quản lý, các bước trong cuốn sách sẽ giúp áp dụng để hướng dẫn nhân viên làm đúng, đạt kết quả như mong muốn ngay từ đầu. ... Và hoàn toàn có thể áp dụng đối với con cái.  1. What  Khi giao việc, ủy quyền cho một ai đó làm công việc bất kỳ, hãy đảm bảo phải biết  - Điểm mạnh - Sở thích - Mục tiêu cá nhân sau đó mới ủy thác công việc. Và điều quan trọng là dám giao hẳn trách nhiệm, đừng vừa giao vừa nhảy vào chỉ đạo. Khi giao việc cần nói rõ về yêu cầu công việc, mô tả chi tiết để người thực hiện đúng. Tôi hay có thói quen giao việc chưa đến nơi đến chốn vì nghĩ rằng đó là nghiệp vụ của nhân viên, nó quá dễ để thực hiện đúng. Và nhân viên thường cũng gật đầu bảo "em hiểu rồi" để không bị đánh giá là kém. Nhưng phần lớn công việc đều kh...

[Recap] Sách "Nghệ thuật PR Bản thân" - Austin Kleon

  Dành cho những người đang Làm thuê, Làm tự do, Freelancer.. có năng lực chuyên môn, muốn tạo được tiếng vang cá nhân nhưng lại ghét tự quảng cáo bản thân. Từ đó có thể kết nối với "khán giả mục tiêu" để bán sản phẩm, giải pháp, tri thức hoặc bán chính mình. " #1 Bán chạy nhất trên Amazon Sách bán chạy nhất của New York Times  – 100 cuốn sách giáo dục bán chạy nhất năm 2014 Giải thưởng Goodreads  Choice  năm 2014 – Sách kinh doanh hay nhất Brain Pickings  Sách Nghệ thuật, Thiết kế và Nhiếp ảnh hay nhất năm 2014" ---------------- A. Quan điểm, mindset - Hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, làm tốt đến mức người khác không thể nào phớt lờ bạn. Hãy là 1 món hàng hot trên thị trường chuyển nhượng giống như Messi hay Ronaldo để đội bóng nào cũng muốn có được sự phục vụ của bạn. Lúc đó bạn không phải là người đi xin việc nữa, mà trở thành người chọn việc. Vị thế trên bàn đàm phán sẽ xoay chiều - Hãy nằm trong vùng tìm kiếm được của những khách hàng mục...

30 phút Quản trị Hoạt động Kinh doanh Telesale hiệu quả?

  1. Định nghĩa quản trị được và quản trị hiệu quả? - Xây dựng được Định nghĩa hoàn thành công việc ngày của từng vị trí công việc (CSF - KPI: Làm việc gì - Khối lượng công việc, Yêu cầu công việc ra sao?) Tìm hiểu về KGI - CSF - KPI  Tại đây - Xây dựng được Bộ kĩ năng chuẩn của từng vị trí công việc (Trưởng phòng - Trưởng nhóm - Sale)  - Xác định được các chỉ số KGI - CSF - KPI và xây dựng được Report chuẩn để đánh giá được chi tiết từ Năng suất (Khối lượng công việc), Quy trình (Tiêu chuẩn công việc), Kĩ năng (Năng lực nhân sự) và Kết quả (Giá trị - Thành quả công việc) - Xây dựng được Cutoff theo khung giờ (Theo sát hoạt động Sale hàng ngày), Report Tuần/Tháng và các Report phân tích sâu đi kèm giúp cho hoạt động đánh giá, vận hành hiệu quả - Xây dựng được lộ trình đào tạo cho nhân sự mới -> Mục tiêu 15 ngày có 1 nhân sự chất lượng để sử dụng (Tham khảo Lộ trình Đào tạo Telesale Tại đây !) 2. Mindset về quản trị Telesale 2.1. Hiểu thấu từng chỉ số chính và cách...